Đắp tượng cát đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ quát. Chỉ cần dùng hai bàn tay vốc từng vốc cát ướt - vốn rất sẵn bên bờ biển cả vô bờ - và nhỏ dần nhỏ dần xuống một chỗ sóng không đụng đến để tạo hình theo ý mình: Ông Phỗng, Vua Sư tử, chuột Mích-ky, nàng tiên Cá, những cung điện và những lâu đài..., Đắp tượng cát đã trở nên một hình thức nghệ thuật bắt đầu phổ biến. Hằng năm, trên thế giới có đến hàng trăm cuộc thi diễn ra ở những vùng bãi biển, quy mô nhất là cuộc thi quán quân thế giới tại "Harrison Hot Springs" (Cô-lum-bi-a thuộc Anh, Ca-na-đa), mở từ năm 1989, gồm giải cá nhân, giải đôi và giải đồng đội. Tại nhiều nước, người ta còn tổ chức triển lãm nghệ thuật tạo hình bằng cát. Những tác phẩm bằng cát thường có tuổi thọ rất ngắn. Muốn trưng bày, người ta phải "nhất thiết" tác phẩm bằng chất liệu mỏng và trong suốt, có thể "đứng" được vài tháng. Để làm việc đó, ở Nga thường dùng loại keo PVA pha nước loãng. Nhà du lịch người Mỹ Au-gu-xtin Lu-nát có thú chơi suốt 50 năm đắp tượng cát phục vụ công chúng ở công viên trung tâm Brúc-lin. Từ trò chơi ngẫu hứng để thư giãn, nhiều nghệ nhân còn biết tìm thị trường, thành lập hẳn công ty chuyên đắp tượng cát cho những sự kiện đặc biệt, như "Fitzy Snowman Sculpting", "Sand Scapes"... Nếu thiếu nước, các hạt cát sẽ "rã đám" vì không đủ độ kết dính với nhau. Nhưng trái lại, nếu thừa nước, mới đắp thì dễ, nhưng vừa buông tay, công trình đã bắt đầu... Nhão nhoét. Cho nên, đắp tượng cát là thú chơi cần trí tuệ. Nhà vật lý Đê-ni-en Bon thuộc Đại học Tổng hợp Am-xtéc-đam (Hà Lan) cùng nhóm đồng nghiệp đã cất công quãng tàng thư nhưng chỉ tìm thấy một công trình nghiên cứu nghệ thuật dựng lâu đài cát, trong đó tác giả khẳng định: Độ vững bền của tác phẩm được quyết định bởi sức thấm của các mao quản trong cát, nên mỗi công trình loại này không nên cao quá 20 cm. Tuy nhiên, nếu thấp thế thì chẳng nhằm nhò! Giáo sư Đê-ni-en Bon cùng nhóm đồng nghiệp tiến hành hàng loạt thí nghiệm, dùng cát và nước với những tỷ lệ khác nhau cho vào từng ống bơ có chiều cao khác nhau rồi... Đổ khuôn. Công trình nghiên cứu khoa học này đã dẫn đến kết quả được công bố trong tùng san uy tín "Nature Scientific Reports": chiều cao tối đa của tác phẩm đắp bằng cát phụ thuộc vào bán kính chân đế của nó, còn tỷ lệ tối ưu giữa nước và cát chỉ nên gia giảm ở mức 1%, thì mới đủ độ vững cho những lâu đài cát có kiến trúc phức tạp. Theo hướng dẫn đó, năm 2011, ở Mỹ, ông Ê-đơ Gia-rét đã dựng tại Phơ-ming-tơn, bang Con-nếch-ti-cút một lâu đài cát có bán kính chân đế ngót nghét 10 m, cao khoảng 10,5 m. Trong "Sun Fun Festival" năm 2007 tại Nam Ca-ro-li-na, một kỷ lục thế giới đã được thiết lập: lâu đài cát lớn nhất được đắp với chiều cao 15,1 m. Để hoàn thành công trình này, các tác giả phải đắp trong 10 ngày, sử dụng đến 300 chuyến xe tải chở cát. NGỌC KHÁNH |
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013
Đẹp và lạ như lâu đài cát
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét